Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng giai đoạn 2021 -2025 được Bộ Công Thương ban hành theo Quyết định 3620/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020. Một trong những mục tiêu trọng điểm của Đề án là “tạo điều kiện, cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng, từ đó xây dựng niềm tin, sự hài lòng của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững hơn”.
Năm 2021, lĩnh vực mà Đề án ưu tiên hướng đến là lĩnh vực bán hàng trực tiếp.
Nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp với người tiêu dùng, Đề án triển khai các giải pháp như sau:
Phương thức bán hàng trực tiếp là phương thức doanh nghiệp bán hàng trực tiếp tới khách hàng sử dụng cuối cùng, hay chính là người tiêu dùng. Do vậy, người tiêu dùng là yếu tố cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán hàng trực tiếp. Đồng thời, người tiêu dùng cũng là chủ thể có khả năng đánh giá khách quan, trung thực công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của doanh nghiệp bán hàng trực tiếp.
Hiểu được vai trò như vậy, Đề án đã triển khai các hoạt động nhằm tạo điều kiện để người tiêu dùng trực tiếp đánh giá về chất lượng hàng hóa dịch vụ, quy trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp. Thông qua phiếu đánh giá của người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể xác định mức độ gắn bó của người tiêu dùng với doanh nghiệp, từ đó tạo động lực doanh nghiệp không ngừng cải thiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Mức độ hiểu biết pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ quyết định tới mức độ cam kết của doanh nghiệp khi thực hiện công tác bảo vệ người tiêu dùng. Điều này có nghĩa nhằm nâng cao trách nhiệm người tiêu dùng của doanh nghiệp bán hàng trực tiếp, nhận thức pháp luật của doanh nghiệp cần phải đạt mức độ mà doanh nghiệp có thể vận dụng vào thực tiễn kinh doanh.
Đề án doanh nghiệp vì người tiêu dùng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp như sau:
Khi doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với lợi ích của người tiêu dùng được củng cố và nâng cao.
Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp được đảm bảo chất lượng, an toàn là hình thức chứng minh trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
Đồng thời, hướng đến tiêu dùng bền vững, trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở lợi ích doanh nghiệp mang tới cho người tiêu dùng mà còn cả cho cộng đồng xã hội. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần tiết kiệm, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Để giúp doanh nghiệp bán hàng trực tiếp nâng cao trách nhiệm với người tiêu dùng thông qua giải pháp cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ, Đề án thực hiện hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn tiến bộ về kỹ thuật, chất lượng trong sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, an toàn, tiết kiệm và giữ gìn, bảo vệ môi trường.