Tháng 8/2020, vợ chồng ông Trần Việt Hòa (phường 10, quận 6) mua 1 tivi Samsung 55 inches. Đến tháng 7-2021, tivi xuất hiện 1 vạch nhỏ màu đen chạy dọc màn hình. Ông Hòa nhiều lần liên hệ với Tổng đài chăm sóc khách hàng. Do trong thời gian giãn cách, giữa tháng 10-2021, nhân viên kỹ thuật mới đến nhà xem xét. Lúc này vạch đen đã khoảng 10cm và có một bệt xám khá to ở cuối màn hình. Kiểm tra, nhân viên kỹ thuật kết luận tivi bị nước vào và lỗi này không thuộc phạm vi bảo hành.
Ông Hòa cho biết: “Khi mua tivi, nhân viên đến tận nhà giao máy, lắp đặt. Từ đó đến nay, nhà tôi không di chuyển tivi. Mặt khác, vị trí để tivi rất thoáng, khô ráo, không bị dột nước. Gia đình tôi giữ gìn tivi khá cẩn thận, khi không sử dụng thì phủ tấm vải che lại…”.
Hơn nữa, ông đã báo tình trạng máy từ tháng 7/2021 - thời điểm còn bảo hành. Nhưng 3 tháng sau, tức đến tháng 10/2021, họ mới đến kiểm tra và kết luận như vậy. Ông vẫn còn lưu giữ hình ảnh màn hình bị một vạch nhỏ ban đầu. Sau đó, ông đã nhiều lần liên hệ và cung cấp hình ảnh cho cửa hàng, nhưng họ thoái thác trách nhiệm.
Hay như vụ việc bảo hành tủ lạnh của ông Lê Dũng (phường 1, quận Gò Vấp) tại siêu thị Điện máy Chợ Lớn cũng là một vi phạm điển hình liên quan đến các quy định bảo hành hàng hóa.
Ông Dũng có mua một chiếc tủ lạnh tại siêu thị Điện máy Chợ Lớn gần nhà cách đây mấy tháng. Tuy nhiên, sau đó, ông cho biết chiếc tủ lạnh mình mua xuất hiện nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng: “Tôi mua cái tủ không đông nhưng thực tế… đá đông cứng, mỗi lần lấy thức ăn rất khó khăn. Đã vậy, chốt của khay đựng đá lại bị ngược, bật chốt đúng chiều thì cứng ngắc, bật ngược lại thì sợ gãy”.
Sau khi liên hệ với nhân viên kỹ thuật, họ đã trả lời ông Dũng rằng chốt của khay đá bị gắn ngược, kỹ thuật không sửa được, phải đem về trạm bảo hành. Còn sự cố đông đá là do bị hở ron cao su. Tuy nhiên, sau khi bơm silicon, ngăn đá vẫn vậy. Ông Dũng tiếp tục liên hệ với cửa hàng nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục hiệu quả.
Một trường hợp khác, chị Minh Loan (chung cư Him Lam Nam Sài Gòn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) bức xúc phản ánh: Tháng 4/2021, chị đến Trung tâm điện máy Nguyễn Kim (Trần Hưng Đạo, quận 1) mua 1 quạt máy hiệu Hawonkoo, Model: FAH- 101-7WINGS, xuất xứ tại Thái Lan, giá bán hơn 1,2 triệu đồng. 10 ngày sau, các con chị đùa giỡn làm ngã cây quạt, vỡ cánh quạt. Trở lại nơi bán hàng, chị nhận được câu trả lời… không có phụ tùng thay thế, nhân viên ở đây cho số của nhà sản xuất là 19002270.
Liên lạc số trên, lễ tân nói rằng, kho ở quận 12 nên việc vận chuyển mất 2 tuần. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát mạnh, TPHCM thực hiện giãn cách nghiêm ngặt nên việc thay cánh quạt phải trì hoãn. Tháng 12, chị Loan liên lạc lại với số trên thì nhận được sự hẹn hò qua quýt từ phía cửa hàng.
Điều 21 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện như sau: “Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp”.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tuân thủ nhiều trách nhiệm cụ thể về bảo hành được quy định tại Điều 21 và các điều khác của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mặc dù đã được quy định rõ pháp luật như vậy, song, thực tế cho thấy trách nhiệm bảo hành hàng hóa luôn là một trong những vấn đề mà nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thường "trốn tránh", làm ảnh hưởng đến