Có thể thấy, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm thông minh hơn; tìm kiếm thêm nhiều trải nghiệm tinh tế hơn; và mong chờ nhận được thêm nhiều giá trị hơn thay vì chỉ tìm kiếm các ưu đãi giảm giá thông thường. Vì vậy, các doanh nghiệp TMĐT nên đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ trong từng “điểm chạm” trên hành trình mua sắm của khách hàng, từ đó có được sự trung thành của khách hàng.
Dưới đây là một số công nghệ nổi bật đã và đang được ứng dụng nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng:
1. Shoppertainment
Shoppertainment là một thuật ngữ được tạo ra bằng việc kết hợp giữa hai từ “shopping” (mua sắm) và “entertainment” (giải trí). Đây là một xu hướng mới trong ngành thương mại điện tử bán lẻ, trong đó các nhà bán lẻ và thương hiệu tạo ra các trải nghiệm mua sắm tương tác và giải trí để thu hút khách hàng và kích cầu mua sắm.
Thay vì chỉ đơn thuần tạo ra một môi trường mua sắm truyền thống, Shoppertainment mang đến những trải nghiệm độc đáo và thú vị cho khách hàng. Điều này có thể bao gồm các hoạt động như phát sóng bán hàng trực tiếp (livestream) để trình diễn sản phẩm, trò chơi và hoạt động tương tác trong cửa hàng, hay sử dụng công nghệ mới như thực tế ảo VR, thực tế tăng cường AR, video 360… để mang lại trải nghiệm mua sắm độc đáo.
Shoppertainment đã trở thành xu hướng của mua sắm online vì nhiều đặc điểm nổi bật như:
Xu hướng mua sắm Shoppertainment không chỉ mang đến trải nghiệm mua sắm mới mẻ và thú vị mà còn tạo ra một môi trường tương tác và kết nối đáng giá cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Xu hướng Shoppertainment đã có tầm ảnh hưởng lớn đến ngành mua sắm và thương mại điện tử, do nó tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Trong tương lai, Shoppertainment dự kiến sẽ tiếp tục phát triển và thúc đẩy sự đổi mới trong ngành mua sắm trực tuyến. Với sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, Shoppertainment sẽ tiếp tục mang đến những trải nghiệm độc đáo và tương tác cho khách hàng, đồng thời tạo cơ hội kinh doanh và phát triển cho các doanh nghiệp.
2. Cá nhân hóa
Cá nhân hóa là động lực chính thúc đẩy một số thương hiệu thành công trên thế giới, bao gồm Netflix, Google và Spotify. Trong thương mại điện tử, quyết định của Amazon đưa ra các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa vào cuối những năm 1990 là một động thái thay đổi cuộc chơi giúp xác định lại trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Gần gũi hơn, cá nhân hóa là dấu ấn của những người chơi thành công như Lazada và Shopee, những người điều chỉnh mọi thứ từ trang chủ đến giảm giá dựa trên vị trí và hành vi của khách hàng. Ngày nay, các nhà bán lẻ thuộc mọi quy mô có thể sử dụng cá nhân hóa trang web để mở khóa tiềm năng phát triển của họ.
Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng trên trang web có thể giúp nâng cao sự hài lòng, tăng mức độ tương tác và cuối cùng là thúc đẩy doanh số bán hàng. Dưới đây là một số kết quả đạt được khi sử dụng cá nhân hóa:
Việc sử dụng công nghệ để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng sâu rộng để tăng cường độ tương tác và giữ chân khách hàng trên nền tảng TMĐT. Cụ thể, đối với mỗi người dùng, các sàn TMĐT sẽ sử dụng công nghệ AI để nhận diện và phân tích nhu cầu của họ dựa trên lịch sử mua sắm trước đây (đối với các khách hàng hiện tại) hoặc dựa trên thông tin cá nhân do khách hàng cung cấp (đối với các khách hàng mới), từ đó, gợi ý các sản phẩm mua sắm phù hợp với sở thích và nhu cầu khác nhau của từng khách hàng.
3. Công nghệ thực tế ảo
Công nghệ thực tế ảo VR, thực tế ảo tăng cường AR xuất hiện đã giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất khi mua sắm trực tuyến giúp người mua hàng kiểm chứng hàng hóa như thể họ đang ở trong cửa hàng. Công nghệ này hỗ trợ xoá nhòa ranh giới giữa mua sắm trực tuyến và trải nghiệm trực tiếp thông qua việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm giác quan sâu sắc, kết nối với khách hàng thật hơn và tạo cho họ cảm giác được trải nghiệm sản phẩm thực tế như tại cửa hàng truyền thống, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi thành công cho mỗi đơn hàng.
Với khảo sát của Google, 60% người mua hàng cho biết video trực tuyến đã mang đến cho họ ý tưởng hoặc nguồn cảm hứng để mua hàng và khoảng 50% người mua sắm trực tuyến phản ánh là các sản phẩm trông không giống mẫu khi họ nhận được. Rất có thể, năm 2024 các sàn TMĐT Việt sẽ lựa chọn phát triển hình thức quảng bá sản phẩm qua video, được coi tiết kiệm chi phí hơn ứng dụng VR, AR. Công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường sẽ là tương lai của nhiều ngành công nghiệp, trong đó có thương mại điện tử. Tương lai đó sẽ được xác định bởi các doanh nghiệp thích ứng với những thách thức ngày nay theo những cách mới và sáng tạo. Các công ty cung cấp trải nghiệm VR, AR phong phú cho khách hàng sẽ được trang bị tốt hơn nhiều để đứng vững cùng với đối thủ cạnh tranh./.