Bức tranh toàn cảnh ngành bán hàng trực tiếp thế giới năm 2021

  1. Quy mô và sự phát triển hoạt động kinh doanh đa cấp trên toàn cầu

Trong giai đoạn 2017 – 2020, ngành bán hàng trực tiếp[1] chứng kiến hai xu hướng đối lập: giảm mạnh tại Trung Quốc và gia tăng tại khu vực còn lại (thị trường không bao gồm Trung Quốc).

[1] Theo định nghĩa của WFDSA, “Bán hàng trực tiếp là một kênh bán lẻ được các thương hiệu lớn trên toàn cầu và các doanh nghiệp nhỏ hơn sử dụng để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ đến người tiêu dung. Các doanh nghiệp tiếp thị tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ, bao gồm trang sức, dụng cụ nhà bếp, mỹ phẩm, đồ gia dụng, năng lượng và bảo hiểm, v.v”.

Nguồn: WFDSA, 2021

  • Doanh thu bán hàng trực tiếp toàn cầu năm 2020

Năm 2020, tổng doanh thu toàn cầu đạt 179,3 tỷ đô la Mỹ, tăng 2,3% so với năm 2019.

  • Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm

Nguồn: WFDSA, 2021

Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và đồ gia dụng là nhóm mặt hàng chính trong cơ cấu ngành bán hàng trực tiếp toàn cầu, với tỷ trọng doanh thu lần lượt là 33,9%; 29,6% và 13%.

  • Cơ cấu theo khu vực địa lý

Với thị phần lên đến 42,7%, Châu Á – Thái Bình Dương là thị trường lớn nhất toàn cầu, tiếp theo lần lượt là Bắc Mỹ (24,2%), Châu Âu (20,2%).

Năm 2020, Hoa Kỳ là quốc gia có doanh thu bán hàng trực tiếp lớn nhất trên toàn cầu. Mặc dù ngành bán hàng trực tiếp tại Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian vừa qua, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn thứ hai thế giới. Ngoài ra, trong tốp 10 thị trường lớn nhất toàn cầu còn có Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Brazil, Malaysia, Mexico, Pháp, Đài Loan (Trung Quốc) và Canada.

  • Số lượng nhà phân phối

 Theo số liệu của WFDSA, mạng lưới bán hàng trực tiếp toàn cầu năm 2020 gồm 125.397.538 người, tăng 4,3% so với năm 2019, trong đó 25,6% là nam giới và 74,4% là nữ giới.

2. Quy mô và sự phát triển hoạt động kinh doanh đa cấp ở một số quốc gia trên thế giới

2.1. Hoa Kỳ

2.2. Trung Quốc

2.3. Đức

2.4. Hàn Quốc

2.5. Nhật Bản

2.6. Brazil

2.7. Malaysia

2.8. Pháp

2.9. Ấn Độ

2.10. Indonesia