Quy định về thời gian hoàn trả sản phẩm/hủy bỏ hợp đồng không cần đưa ra lý do trong bán hàng trực tiếp tại Anh và bài học cho Việt Nam

    Quyền hủy bỏ hợp đồng đã được công nhận là quyền của người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp nói riêng theo quy định Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng và Luật hủy bỏ hợp đồng của người tiêu dùng trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp tại Anh.

    Tuy nhiên, khi hủy bỏ hợp đồng không cần đưa ra lý do và được hoàn trả lại tiền hàng hóa, dịch vụ đã ký kết thì người tiêu dùng bán hàng trực tiếp cần thực hiện theo quy định tại Luật hủy bỏ hợp đồng của người tiêu dùng trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp 2008 tại Anh.

Bán hàng trực tiếp

    Bán hàng trực tiếp trong Luật hủy bỏ hợp đồng 2008 được tiếp cận ở phạm vi như sau: hợp đồng nhằm mục đích cung cấp háng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng và hợp đồng này được ký kết:

  1. Trong quá trình người bán ghé thăm nhà, địa điểm làm việc của người mua hoặc nhà của cá nhân khác;
  2. Trong chuyến du lịch được sắp xếp bởi người bán không tại địa điểm kinh doanh của người bán;
  3. Sau thời điểm quy định tại điểm a, b nêu trên.

Quyền hủy bỏ hợp đồng

    Người tiêu dùng khi mua sắm theo phương thức bán hàng trực tiếp có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải bồi thường theo thỏa thuận dân sự giữa hai bên trong thời gian “hủy bỏ hợp đồng:.

    Người bán phải gửi thông báo bằng văn bản tới người tiêu dùng về việc người tiêu dùng có quyền hủy bỏ hợp đồng và được hoàn tiền hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc tại thời điểm người tiêu dùng yêu cầu người bán cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

    Điều 7 Luật hủy bỏ hợp đồng của người tiêu dùng trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp 2008 quy định các nội dung bắt buộc mà người bán có trách nhiệm thông báo tới người tiêu dùng như: thông báo phải ghi đầy đủ ngày tháng, chỉ ra quyền người tiêu dùng khi hủy bỏ hợp đồng, dễ đọc, các thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa, mẫu đơn hủy bỏ hợp đồng,…

    Ngoài ra, khoản 6 Điều 7 Luật hủy bỏ hợp đồng cũng quy định hợp đồng giữa người tiêu dùng và người cung cấp không có hiệu lực trong trường hợp nguời cung cấp không thực hiện nghĩa vụ thông báo nêu trên. Do vậy, đối với một số hợp đồng, khi người tiêu dùng muốn sử dụng dịch vụ hoặc nhận hàng hóa trước khi thời hạn “cooling – off” thì người tiêu dùng phải có yêu cầu bằng văn bản tới nhà cung cấp. Các trường hợp này được quy định tại khoản 4 Điều 9 Luật hủy bỏ hợp đồng nêu trên, ví dụ như: hàng hóa theo mùa, dễ hư hỏng; hàng hóa cung cấp trong trường hợp khẩn cấp;…

Thời gian hủy bỏ hợp đồng

    Người tiêu dùng trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp có quyền hủy bỏ hợp đồng và được hoàn trả lại hàng hóa trong vòng 14 ngày kể từ ngày người tiêu dùng nhận được hàng hóa.

    Sau khi hủy bỏ hợp đồng, Luật cũng có các điều khoản quy định liên quan đến trách nhiệm người tiêu dùng hoàn trả hàng hóa (trong trường hợp háng hóa đã giao tới người tiêu dùng) hoặc trách nhiệm cất giữ hàng hóa đảm bảo chất lượng,….

 

Bài viết trên tham khảo thông tin tại:

https://www.legislation.gov.uk/uksi/2008/1816/regulation/9