Cung cấp bằng chứng giao dịch cho người tiêu dùng trong lĩnh vực bán lẻ

Bằng chứng giao dịch là hình thức ghi nhận giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh khi mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ. Bằng chứng giao dịch không chỉ để xác nhận giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh mà có thể thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện trong trường hợp có hành vi vi phạm quyền lợi của mình. Bằng chứng giao dịch có ý nghĩa ghi nhận giao dịch đã được xác lập; là cơ sở để các bên thực hiện nội dung đã thỏa thuận. Ngoài ra còn có thể ghi nhận thông tin liên quan đến cả người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm giúp các bên thực hiện hợp đồng đã giao kết 1 cách thuận tiện. Bằng chứng giao dịch là chứng cứ quan trọng để người tiêu dùng có thể khiếu nại hoặc khởi kiện khi có hành vi vi phạm. Để kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh thì bằng chứng giao dịch là một trong những cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo đảm trật tự quản lý kinh tế (Bùi Thu Trang, 2018)[1].

Sau khi thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa, người tiêu dùng thường không để ý tới việc nhận và lưu giữ lại hóa đơn, chứng từ. Tuy nhiên, hóa đơn, chứng từ, là một trong các bằng chứng giao dịch, có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại nếu trong quá trình tiêu dùng phát sinh vấn đề liên quan đến hàng hóa. Hóa đơn (hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn đỏ) không chỉ là tài liệu thể hiện giá của sản phẩm/dịch vụ (gọi chung là hàng hóa), mà còn là tài liệu nhằm ghi nhận doanh số giao dịch của doanh nghiệp và là bằng chứng chứng minh người tiêu dùng đã mua hàng hóa của người bán. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp giữa người tiêu dùng và bên bán, thì hóa đơn là một bằng chứng quan trọng, ràng buộc trách nhiệm của bên bán đối với bên mua. Trên thực tế, không phải lúc nào người bán cũng cung cấp hóa đơn cho người tiêu dùng, đồng thời, một số người tiêu dùng thường không có thói quen yêu cầu cung cấp hoặc thậm chí không lưu trữ hóa đơn khi được cung cấp. Nếu người tiêu dùng không được cung cấp hóa đơn hoặc được cung cấp nhưng không lưu giữ hóa đơn, điều này sẽ ảnh hưởng tới không chỉ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới nhiều đối tượng khác, cụ thể như sau: Không có hóa đơn đồng nghĩa với người tiêu dùng không có bằng chứng giao dịch. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, khiếu nại, người tiêu dùng có thể bị từ chối. Điều này gây ra rất nhiều bất lợi cho người tiêu dùng trong trường hợp cần bảo hành, khiếu nại, giải quyết tranh chấp cũng như khó khăn cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, đặc biệt là trong các vụ việc về bảo hành đồ điện tử, các vấn đề về thực phẩm,… Hành vi không cung cấp hóa đơn của cơ sở bán lẻ góp phần làm giảm tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; làm Nhà nước thất thu thuế (Bộ Công Thương, 2017)[2]. Người tiêu dùng thường không quan tâm nhiều đến việc lưu giữ bằng chứng giao dịch nên khi phát sinh vấn đề liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ khó có thể được bảo vệ quyền lợi. Do vậy, nhà bán lẻ có trách nhiệm trong việc cung cấp bằng chứng giao dịch cho người tiêu dùn


[1] Bùi Thu Trang, Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, https://luathoanganh.vn/thuong-mai/trach-nhiem-cung-cap-bang-chung-giao-dich-cua-to-chuc-ca-nhan-kinh-doanh-hang-hoa-dich-vu-lha7132.html.

[2] Bộ Công Thương, Một số vấn đề về hóa đơn và chứng từ trong giao dịch tiêu dùng tại Việt Nam, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/mot-so-van-de-ve-hoa-don-va-chung-tu-trong-giao-dich-tieu-dung