Quyền được cung cấp thông tin về hàng hóa của người tiêu dùng trong lĩnh vực bán hàng đa cấp

    Tại Việt Nam, ngành bán hàng đa cấp thu hút sự quan tâm và theo dõi của đông đảo người dân. Tuy nhiên, từ trước tới nay, khi nhắc tới lĩnh vực này, cộng đồng thường tập trung vào khía cạnh lợi ích của nhà phân phối khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Trong khi đó, bán hàng đa cấp, về bản chất, vẫn là hình thức bán hàng của doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Do vậy, vấn đề liên quan đến người tiêu dùng cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp BHĐC tới người tiêu dùng cũng chưa thật sự được nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ.

    Bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc một số nội dung liên quan đến quyền được cung cấp thông tin của người tiêu dùng trong lĩnh vực BHĐC từ góc độ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quyền được cung cấp đầy đủ thông tin của người tiêu dùng khi lựa chọn hình thức bán hàng đa cấp để mua sắm hàng hóa

    Quyền được cung cấp thông tin chính xác đầy đủ về hàng hoá là một trong các quyền của người tiêu dùng đã được pháp luật công nhận và quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng khi mua sản phẩm theo phương thức BHĐC nói riêng có quyền được nhận đầy đủ thông tin, chính xác liên quan đến hàng hóa mà mình mua, sử dụng.

    Người tiêu dùng có quyền được biết các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, sản phẩm (công dụng, tác dụng phụ, cách thức sử dụng,…), chính sách bảo hành, chính sách hoàn trả hàng hay thông tin phản ánh tới doanh nghiệp khi gặp vấn đề liên quan đến sản phẩm. Thông tin này còn phải được truyền tải tới người tiêu dùng trước khi hình thành giao dịch, để người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định lựa chọn tiêu dùng cuối cùng.

Giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền được cung cấp thông tin của người tiêu dùng

    Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến cung cấp thông tin hàng hóa trong lĩnh vực BHĐC, doanh nghiệp BHĐC cần tuân thủ quy định của pháp luật, trong đó bao gồm pháp luật chuyên ngành và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    Thứ nhất, doanh nghiệp BHĐC tuân thủ quy định về cung cấp thông tin tới người tiêu dùng quy định tại Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc cung cấp thông tin hàng hóa tới người tiêu dùng

    Thứ hai, doanh nghiệp BHĐC nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người tham gia BHĐC trong việc cung cấp thông tin tới người tiêu dùng. Do đặc thù của phương thức bán hàng đa cấp, thông tin liên quan đến hàng hóa của doanh nghiệp được truyền tải tới người tiêu dùng chủ yếu thông qua mạng lưới nhà phân phối. Như vậy, người tham gia có thể được xem là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin tới người tiêu dùng theo quy định tại Điều 13 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Khi thực hiện cung cấp thông tin tới người tiêu dùng, người tham gia BHĐC cần bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa; chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật BVQLNTD); tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo. Đồng thời, người tham gia cũng có quyền yêu cầu doanh nghiệp BHĐC cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa để cung cấp cho người tiêu dùng.

Trách nhiệm của nhà phân phối khi cung cấp thông tin hàng hóa tới người tiêu dùng

    Tại Việt Nam, ngành bán hàng đa cấp thu hút sự quan tâm và theo dõi của đông đảo người dân. Tuy nhiên, từ trước tới nay, khi nhắc tới lĩnh vực này, cộng đồng thường tập trung vào khía cạnh lợi ích của nhà phân phối khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Trong khi đó, bán hàng đa cấp, về bản chất, vẫn là hình thức bán hàng của doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Do vậy, vấn đề liên quan đến người tiêu dùng cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp BHĐC tới người tiêu dùng cũng chưa thật sự được nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ.

    Bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc một số nội dung liên quan đến quyền được cung cấp thông tin của người tiêu dùng trong lĩnh vực BHĐC từ góc độ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quyền được cung cấp đầy đủ thông tin của người tiêu dùng khi lựa chọn hình thức bán hàng đa cấp để mua sắm hàng hóa

    Quyền được cung cấp thông tin chính xác đầy đủ về hàng hoá là một trong các quyền của người tiêu dùng đã được pháp luật công nhận và quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng khi mua sản phẩm theo phương thức BHĐC nói riêng có quyền được nhận đầy đủ thông tin, chính xác liên quan đến hàng hóa mà mình mua, sử dụng.

    Người tiêu dùng có quyền được biết các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, sản phẩm (công dụng, tác dụng phụ, cách thức sử dụng,…), chính sách bảo hành, chính sách hoàn trả hàng hay thông tin phản ánh tới doanh nghiệp khi gặp vấn đề liên quan đến sản phẩm. Thông tin này còn phải được truyền tải tới người tiêu dùng trước khi hình thành giao dịch, để người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định lựa chọn tiêu dùng cuối cùng.

Giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền được cung cấp thông tin của người tiêu dùng

    Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến cung cấp thông tin hàng hóa trong lĩnh vực BHĐC, doanh nghiệp BHĐC cần tuân thủ quy định của pháp luật, trong đó bao gồm pháp luật chuyên ngành và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    Thứ nhất, doanh nghiệp BHĐC tuân thủ quy định về cung cấp thông tin tới người tiêu dùng quy định tại Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    Các trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc cung cấp thông tin hàng hóa tới người tiêu dùng

    Thứ hai, doanh nghiệp BHĐC nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người tham gia BHĐC trong việc cung cấp thông tin tới người tiêu dùng. Do đặc thù của phương thức bán hàng đa cấp, thông tin liên quan đến hàng hóa của doanh nghiệp được truyền tải tới người tiêu dùng chủ yếu thông qua mạng lưới nhà phân phối. Như vậy, người tham gia có thể được xem là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin tới người tiêu dùng theo quy định tại Điều 13 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Khi thực hiện cung cấp thông tin tới người tiêu dùng, người tham gia BHĐC cần bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa; chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật BVQLNTD); tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo. Đồng thời, người tham gia cũng có quyền yêu cầu doanh nghiệp BHĐC cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa để cung cấp cho người tiêu dùng.

    Trách nhiệm của nhà phân phối khi cung cấp thông tin hàng hóa tới người tiêu dùng

    Thứ ba, hoạt động cung cấp thông tin tới người tiêu dùng của doanh nghiệp BHĐC và người tham gia BHĐC tuân thủ theo pháp luật về bán hàng đa cấp (Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp). Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp BHĐC và người tham gia BHĐC không được thực hiện hành vi cung cấp thông tin gian dối liên quan tới hàng hóa, cụ thể như sau:

    Điểm e khoản 1 Điều 5: Cấm doanh nghiệp BHĐC thực hiện “cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp”;

    Điểm b khoản 2 Điều 5: Cấm người tham gia BHĐC thực hiện “cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp”.

    Thứ tư, hoạt động cung cấp thông tin liên quan đến hàng hóa của doanh nghiệp BHĐC cần tuân theo các pháp luật chuyên ngành khác (pháp luật quảng cáo, pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm,…).

Thực trạng bảo vệ quyền được cung cấp thông tin tới người tiêu dùng của doanh nghiệp BHĐC

    Trong thời gian vừa qua, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực BHĐC đã được doanh nghiệp lưu tâm, chú ý. Từ đó, hoạt động liên quan tới cung cấp thông tin cho người tiêu dùng trong lĩnh vực BHĐC được nâng cao, phù hợp với pháp luật nói chung và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng.

    Ông Nguyễn Phương Sơn, Giám đốc Đối ngoại, Công ty Amway Việt Nam cho rằng “Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào muốn phát triển bền vững thì việc có được người tiêu dùng tin tưởng chính là nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp vững mạnh luôn đề cao việc phục vụ Người tiêu dùng, mang lại những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, thỏa mãn được nhu cầu và lợi ích của mọi khách hàng của doanh nghiệp. Đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của Người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thành công và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Do vậy, Amway Việt Nam đã triển khai rất nhiều kênh cung cấp thông tin khác nhau trên tất cả các nền tảng trực tuyến cũng như trực tiếp tới người tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng theo quy định pháp luật”.

Các chính sách kinh doanh nhằm đảm bảo quyền được cung cấp thông tin của người tiêu dùng tại Amway Việt Nam