Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra nhiều cơ hội cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều rào cản khiến hành trình tiếp cận thương mại điện tửcuộc chơi lớnthương mại điện tử này không dễ dàng.
Trước đây, khi cần mua hàng hóa ngoại nhập, người tiêu dùng Việt luôn phải chờ đợi đến khi có doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối lại, hoặc phải trực tiếp ra nước ngoài để tìm kiếm và đặt hàng. Còn hiện nay, chỉ cần truy cập vào các trang thương mại điện tử lớn như Amazon, Ebay, Alibaba…, bất kì ai cũng có thể tiếp cận với hàng tỷ sản phẩm từ vô số nhà cung cấp trên toàn thế giới.
Từ những sản phẩm điện tử mới nhất vừa được ra mắt, tài liệu học tập, cho đến các dây chuyền công nghệ cần thiết cho sản xuất… tất cả đều có thể đặt mua chỉ với một vài cái click chuột đơn giản. Và vào những dịp như Black Friday, Quốc khánh Mỹ, Ngày Độc Thân 11/11 ở Trung Quốc… các chương trình khuyến mãi lớn có thể giúp người mua tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử xuyên biên giới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo, nhận hàng kém chất lượng; rủi ro trong vấn đề thanh toán; thiếu hoặc không có thông tin chính xác về người cung cấp, doanh nghiệp cung cấp hàng hoá; việc giao nhận, huỷ đơn hàng không đúng theo cam kết ban đầu. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt ngoài việc phải đối mặt với các khó khăn trong khâu logistics quốc tế thì hiện vẫn còn loay hoay vì nhiều khó khăn về ngôn ngữ, khác biệt văn hóa cũng như khâu thanh toán quốc tế…Trong đó, việc trả tiền trước 100% cho một nhà bán chưa hề quen biết và sử dụng các hình thức thanh toán quốc tế khiến không ít người mua hàng e dè.
Tỷ lệ người Việt sở hữu Visa Card, Master Card còn rất thấp, và nhiều người vẫn chưa tin tưởng vào tính bảo mật khi thanh toán quốc tế nên còn ngần ngại. Hơn nữa, nếu không có kinh nghiệm chọn đối tác bán hàng uy tín, người mua có thể gặp nhiều rủi ro như mất tiền, hàng hóa không đảm bảo.
Một khó khăn khác đối với người mua hàng chính là việc kiểm soát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa trực tuyến ngày càng phức tạp.
Không để những rào cản làm hạn chế các lựa chọn mua sắm của mình, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các dịch vụ trung gian hậu cần để nhập hộ sản phẩm và vận chuyển về Việt Nam.
Các đơn vị này có thể là cá nhân tự phát, hoặc doanh nghiệp với các mô hình thương mại điện tửsàn thương mại điện tử xuyên biên giớithương mại điện tử như Fado.vn.
Với hình thức kết nối dữ liệu trực tiếp, sàn mang đến hơn 3 tỷ các sản phẩm trên trang Amazon và các website hàng đầu tại Mỹ, Đức, Nhật Bản… với thông tin tiếng Việt, và giá bán được cập nhật liên tục theo thời gian thực.
Nhờ đó, khách hàng vừa không vướng phải nhiều vấn đề về ngôn ngữ, vừa có thể tận hưởng các ưu đãi, khuyến mãi như người mua hàng ở nước sở tại.
Bên cạnh đó, Fado cũng hoạt động như một thương mại điện tửmàng lọc an toànthương mại điện tử giúp giảm thiểu các rủi ro trong giao dịch. Thay vì thanh toán trực tiếp 100% cho người bán tại nước ngoài, người mua cảm thấy chắc chắn và yên tâm hơn khi chỉ cần đặt cọcmột phần giá trị món hàng cho Fado. Các vấn đề về hậu mãi như trả hàng, đổi hàng cũng được hỗ trợ xử lý.
thương mại điện tửToàn bộ hàng hóa được nhập khẩu chính ngạch theo đúng quy định của Việt Nam, và chúng tôi minh bạch toàn bộ hóa đơn, chứng từ để đảm bảo quyền lợi cho người mua hàng, giúp họ gia tăng niềm tin vào thương mại điện tử xuyên biên giới. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của nền thương mại điện tử Việt Nam, vốn còn rất nhiều tiềm năngthương mại điện tử – ông Đạt chia sẻ.
Fado.vn là mô hình tiên phong hỗ trợ người dùng cuối ở Việt Nam nhập trực tiếp các sản phẩm từ các trang web quốc tế.
Đồng thời, đơn vị này cũng đã, đang hỗ trợ nhiều doanh nghiệp Việt Nam đưa các sản phẩm lên bán trên Amazon, chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ thiên nhiên hay các sản phẩm máy móc có công dụng đặc thù do người Việt sản xuất.
Đây là những dấu hiệu tích cực cho thấy các doanh nghiệp Việt đang từng bước xóa bỏ rào cản để sớm tiếp cận với cuộc chơi thương mại điện tử xuyên biên giới.
Tài liệu tham khảo:
- Thúy An, 2017, Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và rào cản, Tuổi trẻ Online;
- Viễn Thông, 2021, Nhiều rủi ro khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới, VnExpress.